Kế hoạch kinh doanh là những nội dung, bản phác thảo quá trình kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này sẽ bao gồm mục tiêu, định hướng, kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing… để giúp cho doanh nghiệp hoạch định đúng đắn hướng đi. Vì thế doanh nghiệp sẽ kiểm soát dễ dàng hơn các hoạt động bán hàng, và gia tăng tỉ lệ thành công trong mục tiêu đặt ra. Vậy làm sao để kế hoạch kinh doanh được hiểu quả hơn? Cùng MIRA tìm hiểu thông tin dưới đây!
Lập kế hoạch kinh doanh cần chuẩn bị những gì?
Thu thập thông tin
Để có dữ liệu làm bảng kế hoạch thì bước đầu tiên bạn phải làm chính là thu thập thông tin và số liệu chính xác. Các thông tin cần thu thập sẽ có nhiều nhưng chủ yếu bao gồm các phần sau:
– Quy mô công ty
– Lĩnh vực và sản phẩm chính cần bán
– Vấn đề liên quan đến ngân sách
– Các kế hoạch marketing hiện tại
– Đánh giá rủi ro có thể gặp
Chuẩn bị các tài liệu
Bước tiếp theo chính là việc chuẩn bị các tài liệu liên quan đến kế hoạch. Các tài liệu sẽ được phân chia cụ theo các phòng ban như:
Phòng truyền thông – marketing: Logo, bộ nhận diện thương hiệu
Phòng kinh doanh: Tài liệu nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
Phòng kế toán: Báo cáo tài chính, báo cáo luân chuyển tiền tệ
Một số tài liệu quan trọng khác: Giấy phép kinh doanh và các chứng từ liên quan.
Xác định đối tượng thực hiện
Bước cuối cùng chính là phân chia các đầu việc đến từng đối tượng. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ cần phải cân nhắc và xem xét khả năng để quyết định sao cho phù hợp với năng lực của họ.
Nguyên tắc lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch cần ngắn gọn, xúc tích
Mục đích của bản kế hoạch là tóm tắt ngắn gọn nội dung công việc để có thể dễ nhìn và theo dõi tiến độ dự án. Vì vậy một bản kế hoạch kinh doanh dài dòng và lan man sẽ khiến cho người đọc dễ cảm thấy chán nản bởi vì khó để có thể chọn lọc được hết các thông tin trọng tâm.
Bên cạnh đó, bản kế hoạch kinh doanh cũng là một công cụ để quản lý hiệu quả các dự án hơn và giúp phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài nên sẽ thường xuyên được sửa đổi và điều chỉnh để phù hợp tùy theo tình hình. Vậy nên nếu kế hoạch kinh doanh quá dài thì sẽ rất dễ gây sai sót trong quá trình sửa đổi, vì một lượng thông tin lớn nhưng không chắc đúng cần thiết gây khó khăn cho việc chỉnh sửa.
Phù hợp với người đọc
Một bản kế hoạch kinh doanh có thể gửi đến nhiều đối tượng khác nhau như sếp, khách hàng, các phòng ban khác, nhân viên….nên điều đầu tiên là phải xác định được đối tượng cần gửi đến. Bởi không phải ai cũng hiểu hết được những thuật ngữ, danh từ hay từ viết tắt mà bạn đang viết. Chính vì vậy, hãy sử dụng từ ngữ phù hợp, dễ hiểu với từng đối tượng, đồng thời tạo ra bảng phụ lục để giải thích các từ viết tắt, từ chuyên ngành nếu cần.
Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh cơ bản
Lập kế hoạch trên cơ sở trọng yếu
Lập kế hoạch dựa trên cơ sở trọng yếu là việc sử dụng các thông tin dữ liệu quan trọng từ xu hướng phát triển, các yếu tố chi phí, doanh thu, KPI để dự đoán tiềm năng phát triển trong tương lai. Phương pháp này khá đơn giản để thực hiện và giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về chi phí doanh thu và lợi nhuận. Nhưng có sự hạn chế là việc khó có thể tính toán được những ảnh hưởng của giá thành hay doanh thu khi thay đổi chính sách về giá và bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Lập kế hoạch theo sáng kiến
Lập kế hoạch theo sáng kiến chính là việc ghi nhận lại các tác động có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Cũng có nhiều sách kiến ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp như: Người sẽ chịu trách nhiệm triển khai dự án, các nguồn lực, thời gian thực hiện….Điểm khác ở mô hình này chính là việc thay đổi và dịch chuyển các sáng kiến để theo dõi sự ảnh hưởng đến kết quả tổng thể.
VD: Khi giao phó trách nhiệm triển khai cho một người có khả năng quản lý và một người làm phòng nhân sự. Kết quả bị tác động đến sẽ hoàn toàn khác nhau.
Lập kế hoạch theo kịch bản
Lập kế hoạch theo kịch bản chính là việc đưa ra những dự đoán có thể xảy ra trong tương lai giúp doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để ứng phó. Lập kế theo hoạch kịch bản cũng thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng trong việc phát triển tầm nhìn, quản lý chiến lược và các hoạt động trọng yếu.
Lập kế hoạch ứng phó
Lập kế hoạch ứng phó là việc đưa ra các giải pháp đề phòng rủi ro có thể xảy ra khi bắt đầu triển khai dự án. Đây sẽ là bản kế hoạch không thế thiếu trong quá trình lên kế hoạch cho dự án vì nó có thể mô tả chi tiết từng hành động để đảm bảo dự án hoàn thành được tốt nhất.
VD: Bạn là người quản lý dự án xây dựng, khi công trình của bạn bắt đầu đổ trần nhà, bạn sẽ phải đưa ra các kế hoạch ứng phó khi trời mưa, gió, hay nắng…. Điều này sẽ tránh việc mưa làm hỏng trần nhà và có thể ảnh hưởng toàn bộ công trình.
Đó là lý do khi bắt đầu bất kỳ dự án kinh doanh nào đều không thể thiếu bản kế hoạch, khi mà nó là công cụ định hướng chính cho doanh nghiệp trong từng bước đi để gia tăng tỷ lệ hoàn thành mục tiêu. Hy vọng bài chia sẻ của Hệ thông MIRA sẽ giúp cho bạn đọc có thêm thông tin để làm tốt việc lập kế hoạch kinh doanh.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP MIRA
MST: 0316106450 – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 09/01/2020
HB Building – 154 Phạm Văn Chiêu, P.9, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Hotline/Zalo: 0968.55.57.59
Email: [email protected]
Website: https://miraco.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/DichvuketoanvatuvandoanhnghiepMira
Thủ tục thành lập doanh nghiệp 2022
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tại Miraco
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
- CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
- Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59
- Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Website: https://uydanh.vn/ Email: [email protected]