Khi một doanh nghiệp muốn mở rộng mô hình hoạt động, việc thành lập chi nhánh sẽ trở thành một đều quan trọng để mở rộng thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Thành lập chi nhánh doanh nghiệp ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên thì chi nhánh so với văn phòng đại diện, thì chi nhánh có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp mở hoạt động buôn bán trong phạm vi do doanh nghiệp uỷ quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng cho chi nhánh) và có hạch toán độc lập so với văn phòng chính. Qua bài viết sau sẽ giới thiệu khái quát hơn về thành lập chi nhánh là gì? Các quy trình giấy tờ hồ sơ để có thể thực hiện thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Thành lập chi nhánh doanh nghiệp là gì?

Thành lập chi nhánh doanh nghiệp là một loại thủ tục do doanh nghiệp thực hiện tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hoặc thành phố, mới mà doanh nghiệp bạn đặt trụ sở chính và có nhu cầu mở rộng thêm thị trường kinh doanh bên ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp. Việc thành lập chi nhánh mới do sau quá trình hoạt động của doanh nghiệp muốn mở rộng thêm địa điểm kinh doanh.
Đối với việc thành lập chi nhánh là nó hoạt động kinh doanh không khác gì như một công ty mẹ, có thể đăng ký con dấu riêng hay có thể thay công ty mẹ ký kết hợp đồng kinh tế. Việc thành lập chi nhánh trong quá trình hoạt động, có thể tự tiến hành kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập.
Việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng rất nhiều, do họ chỉ cần đến những chi nhánh của doanh nghiệp gần nơi mình nhất để có thể tiến hành giao dịch, thay vì phải đến tận trụ sở chính của doanh nghiệp. Với quá trình phát triển của doanh nghiệp hiện nay ngày càng tăng thì việc thành lập chi nhánh là điều quan trọng của doanh nghiệp.
Điều kiện để có thể thành lập chi nhánh doanh nghiệp mới
Điều kiện của trụ sở chính là khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp, điều đầu tiên cần làm là thực hiện phải có giấy tờ chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với điều kiện chi nhánh doanh nghiệp, thì tên chi nhánh doanh nghiệp phải được viết chữ cái trong bảng chữ tiếng Việt . Tên chi nhánh phải có tên doanh nghiệp và kèm theo từ “Chi nhánh” để có thể nhận diện một cách rõ ràng. Ngoài cách đặt tên bằng tiếng Việt, thì chi nhánh cũng có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài hay là tên viết tắt.
Điều kiện về trụ sở chi nhánh chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam phải được xác nhận địa chỉ thật ràng từ số nhà, đường, xã, huyện, tỉnh,… Doanh nghiệp cũng có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Thực hiện đối với ngành nghề kinh doanh chi nhánh là phải thực hiện đúng với luật, đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Những bắt buộc đối với người đứng đầu chi nhánh là phải có đủ năng lực và hành vi dân sự, có thể là thành viên trong doanh nghiệp hoặc người người khác.
Hình thức để hạch toán chi nhánh là có thể lựa chọn hình thực hạch toán chi nhánh độc lập hoặc phụ thuộc để tiến hành thành lập chi nhánh.
Hồ sơ để thành lập chi nhánh doanh nghiệp

Đối với loại giấy tờ thủ tục hồ sơ để thành lập chi nhánh doanh nghiệp, thì phải có quyết định bằng văn bản hay là bản sao của biên bản họp hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc hội đồng của công ty TNHH một thành viên, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ việc quyết định bổ nhiệm cho người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao hợp lệ những giấy tờ chứng nhận cho cá nhân đứng đầu chi nhánh.
- Đối với trường hợp chi nhánh là người Việt Nam, cần cung cấp bản sao công chứng của CMND hay thẻ căn cước công dân hoặc là hộ chiếu.
- Đối với trường hợp chi nhánh là người nước ngoài thì cần cung cấp bản sao công chứng hộ chiếu và thẻ tạm trú.
- Văn bản ủy quyền từ CTY TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp MIRA
Hồ sơ thành lập chi nhánh cho công ty TNHH một thành viên
Đối với việc tiến hành cung cấp hồ sơ thành lập chi nhánh cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì những loại giấy tờ bao gồm:
- Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh với của doanh nghiệp.
- Có văn bản đưa ra việc quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu công ty.
- Quyết định của việc bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao CMND, thẻ căn cước công dân hay hộ chiếu công chứng của người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy tờ cho việc ủy quyền người đi nộp hồ sơ.
Hồ sơ thành lập chi nhánh cho công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần
Đối với việc tiến hành cung cấp hồ sơ thành lập chi nhánh cho công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, thì những loại giấy tờ bao gồm:
- Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh với của doanh nghiệp.
- Có văn bản đưa ra việc quyết định thành lập chi nhánh của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị trong doanh nghiệp.
- Biên bản cuộc họp của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị về đồng thuận đăng ký thành lập chi nhánh mới của doanh nghiệp.
- Quyết định của việc bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao CMND, thẻ căn cước công dân hay hộ chiếu công chứng của người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy tờ cho việc ủy quyền người đi nộp hồ sơ.
Quy trình tiến hành thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp

Đối với việc thực hiện quy trình tiến hành thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp. Đăng ký trực tiếp tại sở kế hoạch và đầu tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc đăng ký trực tuyến thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thông qua các tiến trình sau”
- Doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ và chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh, cho doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước về luật doanh nghiệp.
- Người trực tiếp đứng ra làm đại diện cần phải được ủy quyền nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tại nơi mà chi nhánh hoạt động.
- Bộ phận nhận hồ sơ thành lập chi nhánh và trả biện nhận.
- Phòng đăng ký doanh nghiệp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập chi nhánh.
- Một số trường hợp hồ sơ còn thiếu hay chưa hợp lệ thì bổ sung thêm và thực hiện theo đúng với quy định.
- Đối với hồ sơ hợp lệ, đầy đủ được cấp nhận thì phòng đăng ký doanh nghiệp sẽ giải quyết hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để có mã số chi nhánh, sau đó thì tiến hành cung cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Công bố thông tin về việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp
Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kế quả tại bộ phận của phòng đăng ký kinh doanh cung cấp hoặc là thành phố mà công ty đặt chi nhánh.
Sau khi chi nhánh nhận được giấy đăng ký hoạt động kinh doanh thì nhân viên của doanh nghiệp cần phải gửi thông tin đăng ký cho cơ quan thuế, và tiến hành nộp thuế hồ sơ ban đầu nếu chi nhánh đặt tại tình/thành phố trực thuộc trung ương khác. Ngoài ra thì vào theo định kỳ hàng tháng, quý thì chi nhánh phải khai báo thuế giá trị gia tăng về các khoản thu chi.
Đối với người đại diện của doanh nghiệp, theo như quy định pháp luật thì phải chịu toàn bộ trách nhiệm về đăng ký thay thế nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày thành lập chi nhánh.
Tiến hành nộp thuế của chi nhánh doanh nghiệp sau khi thành lập và đi vào hoạt động

Nộp thuế môn bài khi thành lập chi nhánh
Chi nhánh khi đăng ký hạch toán độc lập thì kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.
Còn đối với chi nhánh có hạch toán phụ thuộc thì trong trường hợp chi nhánh ở tỉnh với trụ sở chính thì nộp thuế môn bài tại cơ quan thế trụ sở chính. Nếu trường hợp chi nhánh ở tỉnh khác so với trụ sở thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.
Nộp thuế giá trị gia tăng sau khi thành lập chi nhánh được hoạt động
Đối với việc kê khai và tiến hành nộp giá trị gia tăng tại chi nhánh, cần phải thực hiện thỏa mãn những điều sau: Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính, chi nhánh hạch toán độc lập.
Kê khai và tiến hành nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, thì nên thỏa mãn một trong những điều sau: Cùng tỉnh với trụ sở chính, chi nhánh là hạch toán có phụ thuộc, không có phát sinh thêm doanh thu.
Trong trường hợp chi nhánh có sở hữu con dấu và tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng cung cấp dịch vụ thì kê khai phải đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra khi có nhu cầu kê khai nộp thuế. Nhưng đối với chi nhánh đăng ký hạch toán độc lập thì phải nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thành lập chi nhánh
Đối với chi nhánh có hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không cần phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế luôn cả phần thu nhập của chinh nhánh.
Chi nhánh tiến hành hạch toán độc lập thì chi nhánh phải tự nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thế trực tiếp chi nhánh.
Trên đây là những chia sẻ về việc thành lập doanh nghiệp của MIRA mong sẽ có một phần nào đó có thể giúp ích hơn cho khách hàng, nếu có thêm vấn đề thắc mắc gì, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline/Zalo: 0968.55.57.59 và https://uydanh.vn/ để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
- CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
- Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59
- Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Website: https://uydanh.vn/ Email: [email protected]
Comments are closed.